Bước tới nội dung

Bẫy Légal

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bẫy Légal, hay Bẫy Blackburne (còn được biết đến với tên gọi Thí quân Légal Pseudo hay Mat Légal) là một bẫy khai cuộc, đặc trưng bởi việc thí Hậu của Trắng theo sau đó là chiếu mat bằng các quân nhẹ nếu Đen chấp nhận Hậu thí. Cái bẫy được đặt theo tên của kỳ thủ người Pháp Sire de Légal (1702–92). Joseph Henry Blackburne (1841–1924), một kiện tướng người Anh và là một trong năm kỳ thủ hàng đầu thế giới giai đoạn nửa sau thế kỷ 19, là người đã từng thiết lập cái bẫy này rất nhiều lần.


Cái bẫy

[sửa | sửa mã nguồn]

Bẫy Légal có thể phát sinh bằng nhiều cách, dưới đây trình bày một trình tự nước đi tự nhiên từ một triển lãm đồng thời (simultaneous exhibition - một người chơi nhiều ván với nhiều người cùng lúc) tại Paris. André Cheron, một trong những kỳ thủ hàng đầu của Pháp, đã sử dụng cái bẫy này để giành chiến thắng trước Jeanlose:

1. e4 e5 2. Mf3 Mc6 3. Tc4 d6

Ta có Khai cuộc Bán Italia (Semi-Italian Opening).

4. Mc3 Tg4?!

Đen giằng (ghim) f3 của Trắng nhằm phục vụ cho cuộc chiến trong trung tâm. Một ý tưởng hợp lý thường gặp, nhưng ở đây có một lỗ hổng chiến thuật với nước đi này.

5. h3

Trong tình thế hiện tại 5.Mxe5? sẽ là một cái bẫy không chắc chắn. Mặc dù Đen vẫn không thể ăn Hậu (5...Txd1??) nếu như không muốn thua trong vòng hai nước, họ sẽ chơi 5...Mxe5 và hơn Mã (đổi một Tốt lấy Mã). Thay vào đó, với 5.h3, Trắng "đặt câu hỏi" lên Tượng Đen; lui về đâu đó trên đường chéo c8-h3, ăn Mã, để mặc kệ, hay như trong ván, di chuyển đến một vị trí bấp bênh.
abcdefgh
8
a8 black rook
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
c6 black knight
d6 black pawn
e5 black pawn
h5 black bishop
c4 white bishop
e4 white pawn
c3 white knight
f3 white knight
h3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
d2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 5...Th5?
abcdefgh
8
a8 black rook
d8 black queen
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
e7 black king
f7 white bishop
g7 black pawn
h7 black pawn
c6 black knight
d6 black pawn
d5 white knight
e5 white knight
e4 white pawn
h3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
d2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 black bishop
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Mat Légal: 8.Md5#

5... Th5? (xem hình)

Đen muốn duy trì đường giằng, nhưng đây lại là một sai lầm chiến thuật sẽ khiến họ mất ít nhất một Tốt (xem bên dưới). Tối hơn nhất là 5...Txf3, từ bỏ cặp Tượng và chấp nhận cho Trắng phát triển hơn, nhưng vẫn giữ được thế cân bằng về chất. Không thì cũng có thể chơi 5...Te6!?.

6. Mxe5!

Một sự phản bác lại chiến thuật của Đen. Trắng dường như phớt lờ đường giằng và bỏ mặc Hậu. Còn Đen tốt nhất lúc này nên 6...Mxe5 7.Hxh5 Mxc4 8.Hb5+ theo sau đó là 9.Hxc4, dù Trắng hơn một Tốt, nhưng ít nhất Đen còn có thể chơi tiếp. Thay vào đó, nếu Đen tham ăn Hậu, Trắng sẽ chiếu mat trong hai nước:

6... Txd1?? 7. Txf7+ Ve7 8. Md5#

Thế cờ cuối cùng (xem hình) ta gọi là một pure mate (tạm dịch: mat thuần khiết)[note 1].[1]

Ván đấu Légal - Saint Brie

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ván cờ gốc, Légal đã chấp một Xe (Xa1)[2] đấu với Saint Brie tại Paris năm 1750:

1. e4 e5 2. Mf3 d6 3. Tc4 Tg4?! 4. Mc3 g6? 5. Mxe5 Txd1?? 6. Txf7+ Ve7 7. Md5# 1–0[3][4]

Biến thể khác

[sửa | sửa mã nguồn]
Bẫy Légal với bên Trắng
abcdefgh
8
a8 black rook
d8 white bishop
e8 black king
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
c6 black pawn
e4 black knight
g4 black bishop
d3 white pawn
a2 white pawn
b2 white pawn
c2 white pawn
e2 white king
f2 black bishop
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
b1 white knight
d1 white queen
f1 white bishop
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Đôi khi thế chiếu mat có thể thực hiện bởi các quân có chút khác biệt. Đây là ván đấu bắt đầu bởi khai cuộc Phòng thủ Petrov và đã có từ rất lâu:
1.e4 e5 2.Mf3 Mf6 3.Mxe5 Mc6?! 4.Mxc6 dxc6 5.d3 Tc5 6.Tg5? Mxe4 7.Txd8?? Txf2+ 8.Ve2 Tg4# 0–1
Cái bẫy trong một Trung cuộc hiện đại
abcdefgh
8
a8 black rook
f8 black king
h8 black rook
a7 black pawn
c7 black pawn
e7 black knight
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
b6 black bishop
d6 black pawn
f6 black queen
e5 black pawn
a4 white bishop
e4 white pawn
g4 black bishop
c3 white pawn
d3 white pawn
e3 white bishop
f3 white knight
b2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
d1 white queen
e1 white king
h1 white rook
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Thế cờ sau nước 13...Mc6-e7?, trích từ ván đấu Short - Kupreichik, Hastings 1981–82. Trắng lúc này hơn Tốt bằng 14.Mxe5 và thắng sau đó.[5]
Mat "Sea-Cadet"
abcdefgh
8
a8 black rook
d8 black queen
e8 black king
f8 black bishop
g8 black knight
h8 black rook
a7 black pawn
b7 black pawn
c7 black pawn
f7 black pawn
g7 black pawn
h7 black pawn
d6 black pawn
e5 black knight
c4 white bishop
e4 white pawn
g4 black bishop
c3 white knight
f3 white knight
a2 white pawn
b2 white pawn
f2 white pawn
g2 white pawn
h2 white pawn
a1 white rook
c1 white bishop
d1 white queen
f1 white rook
g1 white king
8
77
66
55
44
33
22
11
abcdefgh
Một phiên bản của Bẫy Légal đã xảy ra sau nước 7...Me5 trong một ván đấu ở Viên năm 1847:[6]
1.e4 e5 2.Mf3 Mc6 3.d4 exd4 4.c3 (Gambit Göring) dxc3 5.Mxc3 d6 6.Tc4 Tg4 7.0-0 Me5 8.Mxe5 Txd1 9.Txf7+ Ve7 10.Md5# 1–0
  1. ^ Thế chiếu mat mà tất cả những ô trống xung quanh Vua đều bị tấn công bởi chỉ một quân của đối phương, và những ô có quân cùng bên với Vua không bị tấn công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

  1. ^ Phiên bản Bẫy Legal này có mặt trong Andre Bjerke (1975). Spillet i mitt liv (bằng tiếng Na Uy). ISBN 82-03-07968-7.
  2. ^ George Walker, A Selection of Games at Chess (London: Gilbert and Rivington, 1835), p. 91.
  3. ^ Chessgames.com
  4. ^ Georges Renaud & Victor Kahn The Art of Checkmate; Dover 1962
  5. ^ Hooper, Whyld (1987), p. 182
  6. ^ Hooper, Whyld (1987), p. 302

Tài liệu tham khảo

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]